Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

*** TIN NÓNG TUYỂN SINH KHỐI V, H 2014 ***

Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinhNgày 25/01/2014

Ngày 24.1, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh đã công bố đề án tuyển sinh ĐH hệ chính quy dự kiến sẽ thực hiện trong kỳ tuyển sinh năm 2014.Từ năm 2011, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh đã trình Bộ Giáo dục và Đào tạo “Đề án tuyển sinh đại học hệ chính quy”.

Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện Đề án, xây dựng phương án tuyển sinh và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để triển khai thực hiện bắt đầu từ Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2014.

Các ngành năng khiếu sẽ thi các môn Toán, Ngữ văn và 1 môn năng khiếu nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo, phù hợp với chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo, đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh về các mặt:

+ Tư duy logic, khoa học.

+ Kiến thức về xã hội, nhân văn.

+ Năng lực nghệ thuật, sáng tạo.

Thí sinh thực hiện đăng ký dự thi theo các thủ tục và quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lịch thi tuyển sinh của Trường: theo các Đợt thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể




TTTên ngành  Mã ngành     Khối
thi
Đợt
thi
Môn thi
1Kỹ thuật xây dựng
D580208
A1Toán – Lý - Hóa
2Kỹ thuật cơ sở hạ tầngD580211A1Toán – Lý - Hóa
3Kiến trúc
D580102
V12Toán –Vẽ Mỹ thuật – Ngữ văn
4Quy hoạch vùng và đô thị
D580105
V12Toán –Vẽ Mỹ thuật – Ngữ văn
5Kiến trúc cảnh quan
D580110
V12Toán –Vẽ Mỹ thuật – Ngữ văn
6Thiết kế nội thất
D210405
V12Toán –Vẽ Mỹ thuật – Ngữ văn
7Mỹ thuật đô thị
Đang xin cấp
V12Toán –Vẽ Mỹ thuật – Ngữ văn
8Thiết kế công nghiệp
D210402
H12Toán – Vẽ Trang trí màu – Ngữ văn
9Thiết kế đồ họa
D210403
H12Toán – Vẽ Trang trí màu – Ngữ văn
10Thiết kế thời trang
D210404
H12Toán – Vẽ Trang trí màu – Ngữ văn



Điểm chuẩn theo khối thi; dựa trên đăng ký dự thi, kết quả thi, chỉ tiêu tuyển sinh và Quyết định của Hội đồng tuyển sinh.

Khối A: Điểm các môn thi lấy hệ số 1; điểm chuẩn không nhỏ hơn điểm sàn Khối A của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khối V1: Điểm các môn thi lấy hệ số 1; điểm chuẩn không nhỏ hơn điểm sàn khối D của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thí sinh đạt điểm chuẩn phải đạt điểm môn thi Vẽ Mỹ thuật từ 5,0 trở lên mới được xét trúng tuyển.

Khối H1: Điểm các môn thi văn hóa lấy hệ số 1, điểm môn Vẽ Trang trí màu lấy hệ số 1,5; điểm chuẩn (không nhân hệ số) không nhỏ hơn điểm sàn Khối D của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thí sinh đạt điểm chuẩn phải đạt điểm môn thi Trang trí màu từ 5,0 trở lên (không nhân hệ số) mới được xét trúng tuyển.


http://www.uah.edu.vn/router_detail/dai-hoc-kien-truc-tp.ho-chi-minh-du-kien-dieu-chinh-phuong-an-tuyen-sinh-1100.html

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

*** DẠY VẼ THIẾU NHI ***

        Là một họa sĩ thiết kế - một giáo viên - một người mẹ, điều có thể làm cho con mình với tôi không phải là dạy để con mình trở thành một họa sĩ. Bởi quyết định một nghề nghiệp yêu thích là quyền chọn lựa của riêng bé. Điều tôi có thể làm là định hướng và khơi gợi tiềm năng mà bé yêu thích qua những nét vẽ của bé.  Bé 4 tuổi , rất thích các loại xe. đang rất mê vẽ xe...và mong ước khi lớn lên được làm tài xế lái xe ...Tương lai bé sẽ làm thợ sửa xe hay tài xế lái xe hay nhà thiết kế xe thì chưa biết rõ... Có một điều mà tôi biết rõ là bé đang rất vui  và hạnh phúc mỗi khi được vẽ ra điều bé đang nghĩ.  Đó là điều tôi có thể làm cho con của mình!



         Khác với quan niệm không đúng trước đây cho rằng mĩ thuật chỉ dành cho những ai có năng khiếu.  Chúng tôi với những nỗ lực của mình đã chứng tỏ rằng, mĩ thuật là khả năng luôn luôn tồn tại tiềm ẩn trong mỗi người . Chỉ có điều phải biết khơi gợi, rèn luyện đúng cách, trải qua một quá trình để phát triển mà thôi. 

        Đúng thế, Đến với DAYVEKIMDONG, các bé sẽ được học đúng phương pháp. Chúng tôi sẽ  khơi dậy, nuôi dưỡng khả năng thẩm mĩ để các bé vẽ nên một tương lai tươi đẹp trong tâm hồn các bé. 


Với phương pháp dạy có hệ thống.

1. Học mà chơi:
     Vẽ luôn là một nghệ thuật, giải trí tuyệt vời với tất cả trẻ thơ. Học vẽ , Bé sẽ được làm quen với màu sắc, học quan sát thiên nhiên, cuộc sống...Bé sẽ vẽ nên những nét vẽ ngây ngô, nghệch ngoạc ...một cách trong sáng mà một họa sỹ lớn tuổi nhiều năm kinh nghiệm vẫn không thể vẽ được. Rồi mai sau, tương lai bé có thể trở thành một họa sỹ hoặc không, điều đó phụ thộc vào lựa chọn nghề nghiệp sau này của mỗi bé.  Quan trọng hơn, ngay từ lúc nhỏ, bé sẽ được thể hiện được điều mình nghĩ, vẽ ra điều mình muốn, điều mình ao ước ... và trong tâm hồn bé sẽ luôn nuôi dưỡng điều những giấc mơ ấy cho đến khi bước chân vào trường đại học. Học vẽ sẽ nuôi dưỡng tâm hồn hướng bé đi đúng hướng, tránh những cám dỗ của không tốt , hướng bé tới lý tưởng sống Chân Thiện Mỹ .

2. Đi từ đơn giản đến phức tạp:     Khi một môn học gọi là cao siêu hay khó hiểu được phân tách ra làm những cấp bậc khác nhau thì phần nền móng là hết sức quan trọng và là thành phần cơ bản. Dù môn toán cao cấp có khó đến mấy thì thành phần cơ bản vẫn là các phép tính và hệ phân số. Khi môn hội họa được phân tách ra làm những phân môn cơ bản như đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục thì mỹ thuật trở nên dễ hơn bao giờ hết vì học sinh được tiếp cận một cách từ từ và bài bản.

3. Rèn luyện kỹ năng: 
     Bé được học cách sử dụng các chất liệu như chì, sáp, màu nước, ,... .

4. Học yêu thương:
     Yêu cái đẹp trước hết phải yêu sự sống. Học vẽ bé sẽ học được cách yêu bản thân, gia đình, con vật, cỏ cây...và cách thể hiện tình yêu ấy.

5. Quan sát sự vật theo cách nhìn họa sĩ:   Người có con mắt mỹ thuật là người biết nhìn bao quát một không gian với những mối quan hệ của các thành tố chứ không nhìn từng thứ riêng lẻ. Ví dụ khi quan sát cảnh đẹp trong thiên nhiên, họa sỹ sẽ nhìn thấy toàn bộ khung cảnh như một bức tranh, từ hình đến màu, tương quan chính phụ, sáng tối.... Do đó, việc nhìn tổng thể là vô cùng quan trọng. Học sinh được học cách quan sát sự vật trước khi vẽ cũng như cách thẩm định hình ảnh một cách khoa học.

6. Khơi dậy khả năng tưởng tượng: Bất cứ ai cũng có một khả năng tưởng tượng vô hạn. Với những kỹ năng và kiến thức cơ bản, chỉ cần có một cơ hội, học sinh sẽ sáng tạo một cách tự nhiên tới mức giáo viên không thể quản lý. Vậy sự gợi mở là hết sức quan trọng và chúng tôi luôn có những bài tập cho việc sáng tạo. 


.Học vẽ để vui

.Học vẽ để nâng cao khả năng quan sát, phân tích

.Học vẽ phát huy trí tưởng tượng

.Học vẽ để nuôi dưỡng ước mơ

.Học vẽ để hướng tới giá trị sống chân - thiện - mỹ

.Học vẽ giúp bé vẽ nên tương lai tươi đẹp !