Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

3 HÌNH HỌA - PHỐI CẢNH - LUẬT XA GẦN

Luật phối cảnh

Đây là luật cơ bản nhưng cũng dễ sai phạm nhất. Ai cũng biết họa hình là biểu diễn khối không gian thực lên mặt giấy, điều này phải cần được quy đổi để hình 3 chiều thành 2 chiều. Người vẽ phải có chút kiến thức hình học không gian để hình ảnh không bị vênh vẹo.
Trong hình học phẳng ta thấy 2 đường song song không bao giờ cắt nhau, nhưng trong phối cảnh thì chúng lại hội tụ về 1 điểm: điểm hội tụ (Vanishing Point) tại đường chân trời (còn gọi là tầm mắt: the horizon ) là do tính chất vật lý của võng mạc mắt.

Đường chân trời hay đường tầm mắt (đường màu đỏ): Ở thành phố, nếu dẹp bỏ các building cao tầng chắc hẵn hình ảnh trước mắt bạn sẽ trải dài xa tít tắp đến tận chân trời, nơi mà trời và đất gặp nhau. Ranh giới ấy sẽ tạo thành 1 vệt dài chia đôi khung hình. Trên đường ngang ấy có 1 điểm đặc biệt mà tất cả các đường thẳng sẽ tụ về đó: điểm hội tụ (chấm đỏ)











Luật Phối Cảnh, Luật xa gần:

Luật xa gần là một môn khoa học giới thiệu phương pháp vẽ khoảng cách xa gần của các vật thể nằm trong không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều..

Đường tầm mắt( Còn gọi là đường chân trời).

Đường tầm mắt là một đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn, phân chia mặt đất với bầu trời  hay mặt nước với bầu trời (H6),nên còn gọi là đường chân trời.

Đường tầm mắt có thể thay đổi cao hay thấp tuỳ thuộc vào vị trí của người nhìn.


Khi vẽ theo mẫu, cần phảI xác định đường tầm mắt để vẽ hình cho đúng.


Các đường song song với mặt đất (cạnh hình hộp,hình trụ,đường tàu.) hướng về chiều sâu, càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại ở một điểm trên đường tầm mắt,đó là điểm tụ.


Các đường song song ở dưới thì chạy hướng lên đường TM, các đường ở trên thì chạy hướng xuống đường TM. 

  • Gần mắt thì lớn, xa thì nhỏ
  • Các cạnh xiên khi xa đường chân trời thì xiên hơn. hệ quả là các mặt càng lệch xa đường chân trời diện tích càng lớn.Dể thấy nhất là hình hộp trên cùng: mặt nắp khi biểu diển phối cảnh trên mặt giấy phẳng sẽ có diện tích lớn hơn mặt đáy.phần gần mắt nét sẽ đậm, rõ và sáng hơn phần ở xa 
  • Việc xác định đường tầm mắt trên đối tượng. (hay còn gọi là đường chân trời, như thế sẽ làm bố cục đẹp, dễ hơn khi dựng hình) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.