Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

*** VẼ NGƯỜI KHỐI H ***

Con người được coi là bộ máy tinh vi, hoàn hảo nhất về tỷ lệ cấu trúc và các tương quan. Vẻ đẹp của con người luôn là đối tượng để người nghệ sĩ khám phá, sáng tạo.
Đầu con người lại tiêu biểu nhất cho cấu trúc hoàn hảo đó. Mọi sự tiếp nhận hoặc phản ánh thế giới khách quan đều do nó điều hành, thực hiện


SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA TƯỢNG ĐẦU NGƯỜI VÀ MẪU
NGƯỜI THẬT

1 Sự giống nhau:

- Tượng chân dung và chân dung người đều có kết cấu hình thể với đường nét, hình mảng
và khối giống nhau.

- Đường trục dọc của mặt cũng phụ thuộc vào vị trí và hướng nhìn của mắt, chuyển động
của khối đầu.

2 Sự khác nhau:

- Tượng chân dung được tái tạo lại thông qua bàn tay và khối óc của nhà điêu khắc – là
mẫu tĩnh và đơn sắc.Mẫu người thật chuyển động, sự chuyển sắc độ trên khuôn mặt rất tinh tế, linh hoạt.

- Khi vẽ mẫu người thật có sự giao lưu giữa người vẽ và người mẫu với những trạng thái
tình cảm khác nhau nên rất khó trong quá trình thể hiện. Vẽ tượng chân dung không có sự giao lưu giữa mẫu và người vẽ.



VẼ CHÂN DUNG NAM THANH NIÊN 

1 Yêu cầu: 

- Đúng tỷ lệ, hình khối, ánh sáng.
- Giống đặc điểm mẫu.
- Diễn tả không gian thật, thần thái, chất da thịt, tóc… tổng thể thống nhất.

2 Các bước tiến hành: 

2.1 Quan sát mẫu: 

- Trên cơ sở các bài vẽ tượng chân dung trên, cần chú ý đến đặc điểm của mẫu người thật
(hình khối, chi tiết mắt, mũi, miệng…), tỷ lệ chung của mẫu.

- Tìm đặc điểm nổi bật của mẫu.

- Chú ý đến tinh thần của mẫu, tương quan không gian xung quanh.

2.2 Phác hình: (giống như khi vẽ các bài tượng chân dung ở trên)

- Đo các tỷ lệ, sau đó phác khung hình chung, xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt,
mũi, miệng, tai), đường trục chính của mẫu.

- Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đường kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu.

2.3 Sử dụng dây dọi kiểm tra: 

- Ứng dụng như khi vẽ các tượng chân dung thạch cao, kiểm tra các đường trục dọc, các
diện và điểm của mẫu.

2.4 Đánh bóng, đẩy sâu và nhấn bài: 

- Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng
ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý diễn tả đặc điểm mẫu).

- Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét.

- Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng,
đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của
khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối
ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng.

- Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quan ánh sáng trong
vùng tối của mẫu. - Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế
của mẫu. Diễn tả sâu đặc điểm mẫu.

- Phân tích, đánh bóng diễn tả da, thịt của người thật khác với "màu trắng" của tượng thạch
cao như thế nào, giải quyết khối cơ bản nhất trên tổng thể thống nhất.

- Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ.


VẼ CHÂN DUNG NỮ THANH NIÊN 

1 Yêu cầu: 

- Đúng tỷ lệ, hình khối, ánh sáng.
- Giống đặc điểm mẫu.
- Diễn tả không gian thật, thần thái, chất da thịt, tóc… tổng thể thống nhất.

2 Các bước tiến hành: 

2.1 Quan sát mẫu: 

- Trên cơ sở các bài vẽ nam thanh niên trên, cần chú ý đến đặc điểm của mẫu người thật
(hình khối, chi tiết mắt, mũi, miệng…), tỷ lệ chung của mẫu.
- Tìm đặc điểm nổi bật của mẫu.
- Chú ý đến tinh thần của mẫu, tương quan không gian xung quanh.

2.2 Phác hình: (giống như khi vẽ các bài tượng chân dung ở trên)

- Đo các tỷ lệ, sau đó phác khung hình chung, xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt,
mũi, miệng, tai), đường trục chính của mẫu.

- Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đường kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu.

2.3 Sử dụng dây dọi kiểm tra: 

- Ứng dụng như khi vẽ các tượng chân dung thạch cao, kiểm tra các đường trục dọc, các
diện và điểm của mẫu.

2.4 Đánh bóng, đẩy sâu và nhấn bài: 

- Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng
ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý diễn tả đặc điểm mẫu).

- Lưu ý khác với mẫu nam thanh niên, cần phân tích phác nét gần sát với khối căng tròn ở
mẫu nữ thanh niên, tránh sự quá thô cứng, không giống mẫu.

- Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét.

- Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng,
đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của
khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối
ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng.

- Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quan ánh sáng trong
vùng tối của mẫu.

- Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật,
nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế
của mẫu (chú ý độ đậm nhạt ở mẫu nữ thanh niên rất tinh tế, đôi khi khó phân biệt do
hình khối căng tròn, cần tập trung phân tích thật kỹ khi diễn tả).

- Diễn tả sâu đặc điểm mẫu.

- Phân tích, đánh bóng diễn tả da, thịt của người thật khác với "màu trắng" của tượng thạch
cao như thế nào, giải quyết khối cơ bản nhất trên tổng thể thống nhất.

- Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.