Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

4 - HÌNH HỌA: CÁCH VẼ KHỐI CHO CÁC BẠN MỚI HỌC VẼ

HÌNH HỌA: CÁCH VẼ KHỐI CHO CÁC BẠN MỚI HỌC VẼ

Học vẽ khối cơ bản: Đặc điểm và cấu trúc


Khối cơ bản bao gồm: Khối nón, khối cầu, khối trụ, khối hộp. Trong đó khối nón, khối cầu, khối trụ thuộc dạng khối tròn xoay nên có tính chất đối xứng, đồng thời nếu chúng ta nắm được đường sinh của chúng thì sẽ rất thuận lợi trong việc miêu tả ánh sáng.

Một số nguyên tắc cần đúng trong một bài vẽ:

Độ sâu, độ cao, độ rộng (thông thường khi học vẽ, mắt người đặt cao hơn mẫu): Khi vật ở càng xa (ta thấy cao hơn vật phía trước) thì độ sâu/độ rộng càng giảm.

Ánh sáng : Khi miêu tả ánh sáng của các khối trong cùng một bài vẽ, chúng ta phải chú ý phương của chúng trong không gian.

Cách vẽ các khối

Để vẽ các khối cho đúng và đẹp đa phần là phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tự luyện của các bạn. Tuy nhiên, để các bạn khỏi đi sai hướng tôi cũng xin lưu ý một số điều như sau:

- Trước khi bắt tay vào vẽ. Lưu ý rằng một bài vẽ có 4 bước: Dựng hình, phân mảng bóng, lên khối chi tiết, chỉnh sửa – hoàn thiện.

- Trong giai đoạn dựng hình yêu cầu nét phải dứt khoát, không kéo giựt, tỉa nét, tẩy nhiều… Yêu cầu thiết yếu: “Nhanh trước, đúng sau, đẹp thì sau chót”, tức là bạn phải phác thật nhanh hình, sau đó kiểm tra hình thật chắc chắn.

- Trước khi đi bóng, các bạn hãy nắm bắt ánh sáng duy nhất 1 thời điểm rồi phân mảng bóng. (Quá trình phân mảng bạn phải áp dụng những lưu ý trong mục II).

- Nét không “bạo lực”, tránh làm “tổn thương” giấy.



                                                 Các bạn sẽ chú ý :

- Sắc độ sáng tối để tạo khối cho vật thể, Sáng - Trung gian - Tốisử dụng sự tương phản của bút chì và giấy trắng tạo nên sắc độ trên khối.
- Để nổi bật thì độ tương phản mạnh, rõ ràng
- Để tạo chiều sâu tương phản giữa nền ( không gian xung quanh) so với vật thể gần nhau hơn.




HÌNH HỌA: VẼ CÁC KHỐI CƠ BẢN - KHỐI CẦU


2.1 Phân tích mẫu:

Được cấu tạo từ việc lấy giao điểm các đường chéo của khối hình hộp làm tâm rồi xoay tròn. Trong không gian, khối hình cầu không có biến đổi cấu trúc hình thể dù người vẽ đứng ở góc độ nào, tầm nhìn nào cũng thế. Nó chỉ thay đổi độ to nhỏ do vị trí gần hay xa so với tầm nhìn của người vẽ.

2.2 Các lưu ý khi tiến hành vẽ:

- Để vẽ khối cầu, quy hình tròn vào trong một hình vuông theo tỷ lệ tương ứng của mẫu vào tờ giấy vẽ. Xác định tâm hình vuông, tìm 4 điểm trên các đường chéo góc với tâm điểm của hình vuông có độ dài bằng độ dài từ tâm điểm đến cạnh hình vuông.
- Xác định được các vị trí đó thì bắt đầu vẽ phác bằng cách nối các điểm đó bằng các nét thẳng, nhẹ tay và linh hoạt (không dùng thước kẻ và compa mới đúng phương pháp và thể hiện được tình cảm của người vẽ).
- Khi có ánh sáng chiếu vào, dễ dàng nhận thấy khối cầu bị phân chia thành hai mảng sáng và tối. Tuy nhiên, khối cầu không có các đường ranh giới rõ ràng, vì thế sự chuyển động của bóng cũng đan xen nhau. Trong phần sáng có phần cực sáng và sáng trung gian, trong phần tối có tối đậm và tối nhạt, phần phản quang là phần giao tiếp giữa mép ngoài cùng của bên tối với nền.
*** Sắc độ của bóng phản quang luôn đậm hơn phần sáng trung gian.



 HÌNH HỌA: VẼ CÁC KHỐI CƠ BẢN - KHỐI TAM GIÁC



3.2 Các lưu ý khi tiến hành vẽ:

- Khi dựng hình tam giác, cần xác định độ dài, ngắn và các góc chếch của hai của đáy để xác định chiều cao của hình.
- Nối các điểm vừa xác định bằng nét thẳng, nhẹ tay sẽ tạo được khối tam giác hoàn chỉnh.
*** Trên thực tế, có khi mẫu vẽ cơ bản có dạng khối hình chóp nón bốn hoặc sáu cạnh. Khi dựng hình cũng tương tự như đối với khối hình tam giác.
- Khi ánh sáng chiếu vào bề mặt nào đó của khối tam giác, bao giờ cũng phân chia thành hai mảng sáng tối có ranh giới rõ ràng, dứt khoát (do độ vát nhọn của mảng từ trên xuống nên rang giới này thường không rõ nét như khối hình hộp).
- Các bóng ngả, bóng phản quang phụ thuộc vào vị trí, độ tiếp nhận ánh sáng và không gian thật của mẫu. Nheo mắt lại để đánh bóng và phân tích độ đậm nhạt để bóng với hình tạo thành một thể thống nhất.




HÌNH HỌA: VẼ CÁC KHỐI CƠ BẢN - KHỐI VUÔNG

HÌNH HỌA: VẼ CÁC KHỐI CƠ BẢN - KHỐI VUÔNG

1.1 Phân tích mẫu:
Là một dạng hình học cơ bản nhất bởi có 6 mặt vuông góc với nhau và các cạnh bên đều bằng nhau.
Cần hiểu và nắm vững Luật xa gần sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn trong thể hiện bài vẽ cơ bản.

1.2 Các lưu ý khi tiến hành bài vẽ cơ bản:

– Khi dựng hình, cần xác định vị trí , độ cao của khối hình hộp. Quy vào những khung hình theo tỷ lệ đã đo được, cần chú ý quy luật không gian để diễn tả chiều sâu của khối hình hộp.
- Dùng các nét mảnh và nhẹ để thể hiện các mặt của khối hình (tránh vẽ hình chính diện, vì khi ấy khối hình chỉ còn là hình vuông, không diễn tả đƣợc chiều sâu của khối hình). Muốn diễn tả chiều sâu của khối, phải nhìn hình lệch sang bên cạnh.
- Kết hợp quan sát và vẽ đúng quy luật cơ bản của thấu thị sẽ tránh vẽ sai hình, hình vẽ méo mó, chắp vá.
- Khi ánh sáng chiếu vào bề mặt nào đó của khối hình hộp, bao giờ cũng phân chia thành hai mảng sáng tối có ranh giới dứt khoát ( mặt phẳng của khối hình hộp càng rộng thì việc phân tích sự chuyển độ đậm nhạt của bóng càng khó khăn hơn).




HÌNH HỌA: VẼ CÁC KHỐI CƠ BẢN - KHỐI TRỤ

HÌNH HỌA: VẼ CÁC KHỐI CƠ BẢN - KHỐI TRỤ

2 Các lưu ý khi tiến hành vẽ:

- Đầu tiên, vẽ một hình chữ nhật có hai đáy là hình vuông. Kẻ các đường chéo của hình vuông để tìm tâm điểm, nối các tâm điểm tìm trục chính của khối hình. Từ hình vuông, vẽ các hình tròn theo quy tắc biểu hiện không gian ở 2 mặt đáy, nối các điểm đỉnh của hai hình tròn sẽ có được khối hình trụ.
Cách phác khối hình trụ thành hình lục lăng là cách làm cho đơn giản và cụ thể hơn về hình và bóng.
- Nheo mắt để phân biệt các độ đậm nhạt, sáng tối lớn. Sau khi dựng xong tương đối ổn định các mảng sáng tối lớn mới bắt đầu đẩy sâu vào các chi tiết dựa trên tương quan không gian thật của thời điểm vẽ. Khi đánh bóng khối hình trụ, phải xóa dần ranh giới của khối hình lục lăng, tìm đúng độ sáng của bóng phản quang với tương quan của nền.

Các bạn có thể tự vẽ thêm nhiều khối theo các mẫu trên.




HÌNH HỌA - VẼ KHỐI NGŨ GIÁC, LỤC GIÁC


Khí thể hiện khối cầu trên giấy thì nó là một hình tròn. Vì thế chúng ta có 2 cách vẽ:

Vẽ một hình vuông bao quanh, sau đó vẽ chia 2 đường chéo nối các góc đối diện, vẽ các đường chia đôi hình vuông theo chiều ngang và chiều dọc. sau đó xác định các điểm mà hình tròn đi qua rồi nối lại ta được hình tròn cần vẽ.
Dùng mắt cảm nhận trực tiếp và bắt đầu vẽ hình tròn theo cảm nhận của mình mà ko cần dùng các phương pháp như cách 1.
Ở cách 1 khi các bạn vẽ ra thường thì cũng chưa chuẩn lắm tuy nhiên đó có thể là cách mà các bạn mới học vẽ thường hay áp dụng, còn ở cách 2 thì thôi rồi – một rổ trứng gà.

Vậy thì theo bạn bạn nên vẽ theo cách 1 hay cách 2 ?

Theo tôi thì các bạn sẽ thích vẽ cách 1 vì như thế có thể dễ vẽ hơn và sau khi vẽ cũng khá hơn so với cách 2. Tuy nhiên đừng quên là các bạn đang bước đầu học vẽ và mục đích của việc vẽ các khối cơ bản là giúp bạn rèn luyện khả năng cảm nhận và so sánh tương quan với nhau. Mặt khác giúp các bạn điều khiển được đôi tay theo ý mình muốn để tạo nên một bài vẽ tốt.

Vì vậy nếu các bạn đang vẽ theo cách 1 thì hãy bỏ ngay cách vẽ ấy đi vì nó chẳng giúp ích gì cho mục đích của bài vẽ khối cơ bản. Vậy thì giờ các bạn phải chuyển sang cách 2 thôi, ở cách 2 các bạn sẽ cảm thấy hơi khó khi vẽ nhưng nó giúp ích các bạn rất nhiều trong việc cảm nhận và so sách tương quan với nhau – một kỹ năng mà bạn cần phải rèn luyện trong suốt quá trình học vẽ.

Trở lại với vấn đề chính là làm sao để vẽ được các khối ngũ giác, lục giác và từng bước cụ thể ra sao?

Cũng giống như khối cầu mục đích của việc vẽ các khối ngũ giác, lục giác là giúp các bạn rèn luyện khả năng so sánh các góc độ khác nhau của đường thẳng trong không gian và cách thể hiện lên bài vẽ. Ở khối hộp bạn sẽ có những đường thẳng gần như là song song với nhau thì ở khối ngũ giác, lục giác các cạnh của nó tạo ra các đường thẳng với góc nhìn khác nhau lại có sự đan xen mà không có quy luật nên gây ra nhiều khó khăn cho các bạn.

Vậy cách vẽ như thế nào ?

B1: Xác định khung hình giới hạn cho khối ( có thể là khung chữ nhật hay khung hình vuông tùy vào góc nhìn)

B2: Xác định độ xiêng của các đường cạnh của khối ngũ giác, lục giác

( sử dụng phương pháp gióng xiêng trong bài những kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ )

Vấn đề vẽ khối ngũ giác, lục giác như thế nào ?

B3: Dựa vào cạnh của khung hình giới hạn và độ xiêng của các cạnh khối ngũ giác, lục giác mà vẽ phác nhanh và dứt khoát các đường kỳ hà.

B4: ( quan trọng)

- Nếu bạn học vẽ ở nơi luyện thi thì hỏi ngay người hướng dẫn ở đó xem hình của bạn đạt chưa. Nếu chưa thì từ từ kêu họ chỉ mà hãy quan sát và đo đạt lại xem mình cần sửa gì không. Tiếp tục hỏi lại và nếu còn gì chưa đạt thì nhờ người hướng dẫn chỉ ra cho bạn thấy. tuy nhiên sau khi bạn nhận được lời chỉ dẫn thì bạn phải tự tay chỉnh sửa cho bài vẽ của mình.

- Nếu bạn tự học vẽ thì post lên fanpage luyện thi khối v, khối h để mọi người cùng nhau đánh giá giúp bạn.

( Bước 4 này là bước mà các bạn cần phải thực hiện trong bất cứ bài vẽ nào. Mình muốn nhấn mạnh là các bạn phải được đánh giá về hình của bài vẽ từ người hướng dẫn trước khi các bạn bắt đầu lên bóng cho bài vẽ. Đây là yêu cầu bắt buộc cho các bạn luyện thi vẽ )

B5: Quan sát đánh giá tổng quan và bắt đầu lên bóng cho bài vẽ.



















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.